Chó bị sâu răng

Răng là một trong những bộ phận cực kỳ quan trọng và là vũ khí lợi hại nhất của loài chó. Chó bị sâu răng là một bệnh về răng miệng ở chó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cún cưng. Chính vì vậy, vấn đề răng miệng của chúng cần được chú trọng và chăm sóc kỹ càng. Đa số cho đến khi chủ nhân đánh răng cho chó thì mới phát hiện được những bệnh này. Tin Tức Động Vật sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh dưới bài viết này!

Chó bị sâu răng không?

Chắc hẳn bạn đang tự hỏi liệu chó có bị sâu răng không? Câu trả lời là có. Vì phần lớn các loài động vật ăn thịt đều có bộ răng như nhau nên nếu không vệ sinh đúng cách sẽ mắc các vấn đề về sâu răng rất cao.

Chó bị sâu răng
Chó bị sâu răng

Nguyên nhân chó bị sâu răng

Cũng giống như con người, khi chó ăn thì các mảnh vụn thức ăn còn sót lại sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, tạo thành các mảng bám được gọi là sâu răng. Những mảng bám này chứa axit nhẹ để ăn mòn các mảnh vụn thức ăn nhưng cũng làm mòn lớp men bảo vệ của răng.

Trong thời gian dài, nếu các mảnh vụn càng lớn thì mức độ ăn mòn răng cũng tăng lên. Điều này có thể dẫn đến việc xuất hiện các lỗ nhỏ trên men răng và dần phát triển thành các lỗ lớn hơn. Đây chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề như sâu răng và các bệnh về răng miệng như viêm nướu, hôi miệng hoặc chảy máu chân răng.

Ngoài ra, chó bị sâu răng còn có những nguyên nhân khác như:

  • Chế độ ăn giàu carbohydrate có thể làm hỏng men răng.
  • Thức ăn hư hỏng, hết hạn hoặc kém chất lượng có thể chứa nhiều carbohydrate dư thừa.
  • Sức khỏe yếu kém, tuổi tác của chó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
  • Răng mọc không đều, lệch lạc có thể làm cho thức ăn dính vào kẽ răng, gây tổn thương.
  • Đồ ăn ngọt, hoa quả có thể gây sâu răng nếu không vệ sinh răng miệng sau khi ăn hoặc nếu men răng của chó yếu, dễ bị tổn thương.

Cách phát hiện chó bị sâu răng dễ dàng

Kiểm tra hơi thở

Nếu bạn nhận thấy chó của mình có hơi thở nặng mùi và kèm theo các triệu chứng như chán ăn, uống nước quá nhiều hoặc đi tiểu nhiều lần trong ngày. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy răng miệng của chú cún cưng của bạn không ổn định. Trong trường hợp này, bạn nên đưa cún đến thăm bác sỹ thú y ngay lập tức để được khám và điều trị.

Kiểm tra miệng

Hãy thường xuyên kiểm tra miệng của cún cưng của bạn và nên làm điều này ít nhất mỗi tuần. Bạn có thể nhe răng chó để kiểm tra răng và nướu một cách kỹ lưỡng. Răng nên sạch, không có màu vàng hoặc nâu, nướu phải có màu hồng nhạt và không phải là màu trắng hoặc đỏ. Nếu nhận thấy chó của bạn bị chảy máu chân răng thì đây cũng là một dấu hiệu cần phải chú ý.

Kiểm tra nướu

Bạn cũng nên kiểm tra kỹ xem chó bị sưng miệng không, hàm có bị tấy không, có cục u nào trên lưỡi không… Các dấu hiệu đó là chó bị viêm chân răng, bị chảy máu chân răng, thở nặng mùi, chảy nước dãi nhiều, viêm nướu, nang dưới lưỡi, răng lung lay, chó rụng răng hoặc đau răng khi ăn. Chó đột nhiên khó chịu ăn uống và cảm thấy chán ăn. Bệnh trên răng miệng cũng có thể làm lây nhiễm mầm bệnh sang các cơ quan khác như tim và thận làm tình trạng bệnh lý nguy hiểm hơn.

Chó bị sâu răng
Chó bị sâu răng

Các giai đoạn chó bị sâu răng

Chó mắc sâu răng hoặc các vấn đề liên quan đến răng miệng được chia thành ba giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Chủ nuôi nên xác định mức độ tình trạng của thú cưng tại nhà, từ đó có cách chăm sóc và điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là 3 giai đoạn:

Giai đoạn nhẹ

Ở giai đoạn nhẹ, thường bạn sẽ nhận thấy chó có dấu hiệu sưng nhẹ ở miệng và phần mô xung quanh chân răng cũng có thể sưng nhưng không đáng kể. Điều trị sâu răng ở giai đoạn này không quá phức tạp. Bạn chỉ cần chăm sóc vệ sinh miệng cho chó và hạn chế cho chú ăn đồ mềm có thể kẹt vào kẽ răng là đủ.

Giai đoạn trung bình

Trong giai đoạn này, vi khuẩn đã xâm nhập vào cao răng của chú chó. Bạn có thể quan sát thấy men răng đang bị mòn dần và nướu trở nên đỏ ửng. Chó ở giai đoạn này thường không thèm ăn, trở nên lầm lì và có thể thay đổi tính tình.

Giai đoạn nặng

Ở mức độ nặng, khả năng tự chữa khỏi của chó rất thấp. Các dấu hiệu bao gồm mô mềm dưới chân răng bị viêm, đỏ ửng kèm theo máu chảy, răng có thể bị lung lay khiến chó bị rụng răng. Nếu kéo dài thì tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn nặng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác như tim và gan.

Điều trị khi chó bị sâu răng

Lời khuyên từ chuyên gia nha sĩ thú cưng là khi chó bị sâu răng nên xem xét loại bỏ phần răng đó để ngăn vi khuẩn lan sang các vị trí khác. Việc nhổ răng cho chó cần được thực hiện bởi chuyên gia, bác sĩ thú y để đảm bảo an toàn cho cả thú cưng và người chăm sóc.

Khi nhổ răng tại bệnh viện, chó sẽ được gây mê, bác sĩ thú y sẽ tiến hành các sàng lọc để kiểm tra sức khỏe. Sau phẫu thuật, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn về hậu phẫu. Trong những trường hợp cấp thiết cần sử dụng thuốc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ thú y để nhận các đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm cho chó. Tuy nhiên, việc thực hiện vệ sinh định kỳ răng miệng cho thú cưng sẽ là biện pháp hiệu quả và chi phí tiết kiệm nhất để ngăn chặn tình trạng sâu răng.

Chó bị sâu răng
Chó bị sâu răng

Cách phòng ngừa sâu răng ở chó

Đầu tiên là phòng ngừa mảng bám để tránh cách bệnh về sâu răng ở chó. Bạn nên thường xuyên thay đổi thức ăn cho chó và hạn chế cho chú ăn đồ quá mềm và quá ướt. Bạn có thể cho chó ăn xương để làm sạch khoang miệng, xương cũng có tác dụng mài răng và loại bỏ mảng bám. Một số loại kẹo dẻo hoặc đồ chơi có thể giúp làm sạch miệng cho chó.

Nếu bạn phát hiện chó của mình đã có nhiều mảng bám răng thì nên đưa chúng đến bệnh viện thú y để làm sạch răng một cách an toàn. Bạn có thể sử dụng một bông gòn ngâm trong nước lạnh hoặc chấm kem đánh răng chuyên dụng để chải răng cho chó. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bàn chải làm sạch miệng để hạn chế tình trạng sâu răng của chó.

Lời kết

Tin Tức Động Vật đã chia sẻ thông tin về dấu hiệu, cách điều trị, phòng ngừa chó bị sâu răng. Việc chăm sóc răng miệng định kỳ cho thú cưng rất quan trọng để ngăn ngừa các mảng bám còn sót lại trên răng. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc thú cưng của mình.