Bệnh cầu trùng ở gà có tỉ lệ mắc cao dù rằng tỷ lệ chết rất thấp nhưng gây ra những thiệt hại kinh tế nặng nề. Ngoài ra, bệnh cầu trùng ở gà khiến những chú gà còi cọc, chậm lớn và tốn kém chi phí thức ăn. Sau đây, Tin Tức Động Vật sẽ giải đáp giúp bạn về căn bệnh cầu trùng ở gà nguy hiểm này.
Bệnh cầu trùng ở gà là gì?
Bệnh cầu trùng ở gà hay ở các loài gia cầm khác là một căn bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm, do ký sinh trùng đơn bào gây ra. Có hai dạng chủ yếu gây bệnh là Eimeria tenella, ký sinh trùng này nhiều trong manh tràng và ruột già và Eimeria necatrix, ký sinh trùng này nhiều trong ruột non.
Triệu chứng bệnh cầu trùng gà
Thể cấp tính
Gà thể hiện các triệu chứng như ủ rũ, suy giảm sức khỏe, chán ăn hoặc từ chối ăn. Chúng uống nước nhiều hơn bình thường và phân của chúng ban đầu có thể có màu vàng hoặc một chút màu trắng, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ (phân gà sáp) và có thể kèm theo máu. Gà sẽ gặp khó khăn khi đi lại và thường chúng sã cánh và xù lông. Mắt và niêm mạc miệng của chúng có thể trở nên nhợt nhạt và chân có thể bị gập lại. Cuối cùng, chúng có thể quỵ xuống và chết sau khi biểu hiện các triệu chứng co giật từng cơn.
Thể mãn tính
Bệnh phát triển chậm và gà thường trở nên gầy ốm và xù lông, suy giảm sức khỏe. Chân của chúng có thể đi như bị liệt và chúng sẽ tiêu chảy thường xuyên hoặc có thể không. Gà bị nhiễm bệnh trong thể này thường là nguồn lây nhiễm cho các cá thể khác và nếu là gà mái thì sẽ giảm đẻ trứng.
Thể mang trùng
Ở gà đẻ và gà lớn, chúng thường ở trong thể mang trùng, tức là chúng mang bệnh nhưng không thể hiện ra bên ngoài. Gà lớn mang bệnh có thể tiêu chảy hoặc phân sáp nhưng cũng có thể không có triệu chứng rõ ràng. Thể nang trùng có thể âm ỉ trong cơ thể khi bên ngoài chúng vẫn ăn uống như bình thường. Gà đẻ mang bệnh thường giảm tỉ lệ đẻ trứng một cách đáng kể mà nguyên nhân không rõ ràng.
Bệnh cầu trùng gà có lây không?
Bệnh cầu trùng ở gà lan rộng một cách nhanh chóng, thường lan truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa. Đây là vấn đề phổ biến nhất ở gà có độ tuổi từ 2 đến 8 tuần. Đặc biệt, căn bệnh này thường gây ra tỉ lệ mắc cao ở mọi hình thức chăn nuôi, đặc biệt đàn gà chăn nuôi thả là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Cách trị bệnh cầu trùng ở gà
Trước hết, cần phải tách biệt ngay các con bệnh để ngăn chặn sự lây lan. Dọn dẹp chuồng trại kỹ lưỡng, loại bỏ chất độc và khử trùng cả bên trong lẫn bên ngoài khu vực chăn nuôi. Cách điều trị cầu trùng ở gà như sau:
- Pha Baycox 2,5% với tỷ lệ 1ml/1 lít nước cho gà uống liên tục trong 2 ngày.
- Sử dụng Florfenicol hoặc Norfloxacin cho uống 1 lần/ngày trong vòng 5 ngày. Liều lượng tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Kết hợp với Gluco-KC và men tiêu hóa, cùng vitamin tổng hợp pha nước cho gà uống trong 3 – 5 ngày.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc đặc trị bệnh cầu trùng ở nhà như sau:
- Sử dụng thuốc Vinacoc.ACB theo liều lượng 2 gram/1 lít nước/ngày. Sử dụng liên tục trong 3 – 4 ngày để điều trị bệnh cầu trùng phân sáp.
- Anticoccid với liều lượng 100 gram/75 lít nước/ngày hoặc dùng 500-625 kg thể trọng gà trộn vào thức ăn mỗi ngày. Kết hợp với Vinamix 200 và pha 2 gram/lít nước trong 4-5 ngày.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình đang hướng tới mô hình nuôi gà sạch, tức là hạn chế hoặc không sử dụng thuốc thú y. Trị gà bị cầu trùng bằng thảo dược thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Rửa sạch sau đó đập lá mơ rừng với ít muối hột, tùy vào số lượng gà mắc bệnh để sử dụng lượng phù hợp. Cho mỗi con uống 1 ml và phần thịt còn lại trộn vào thức ăn để gà ăn.
Phòng bệnh gà bị cầu trùng
Dưới đây, Tin Tức Động Vật xin chia sẻ đến bạn cách phòng bệnh gà bị cầu Trùng như sau:
Phòng bệnh bằng thuốc
Theo khuyến nghị của nhà sản xuất để phòng tránh bệnh cầu trùng sẽ sử dụng các loại thuốc bao gồm: amprolium, amprolium + ethopabate, chlortetracyclin, oxytetracyclin, clopidol hoặc meticlorpindol, sulfadimethoxim + ormetoprim.
Phòng bệnh bằng vaccine
Vaccine được xem là biện pháp phòng tránh tối ưu nhất hiện nay, giúp gà phát triển kháng thể và miễn dịch phòng tránh bệnh suốt đời. Tuy nhiên, khi sử dụng vaccine phòng tránh bệnh cầu trùng, cần xem xét lượng thuốc được bổ sung vào thức ăn kỹ lưỡng. Vì trong giai đoạn này, đa số nhiều người thường bổ sung thuốc kháng sinh phòng tránh bệnh vào thức ăn với liều lượng cho phép. Tuy nhiên, điều này cũng có thể làm giảm hiệu quả của vaccine.
Thực hiện vệ sinh thú y
Sau mỗi đợt nuôi, cần thực hiện vệ sinh và sát trùng tổng quát cho chuồng trại, bao gồm cả hành lang và kho bãi. Sau đó, cần thay lớp chất độn chuồng mới. Chuồng cần phải được bố trí sao cho thông thoáng và tránh xa tình trạng lạnh hoặc nóng quá mức. Bạn cần thực hiện việc tiêu độc và khử trùng thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn sinh học đối với người ra vào trang trại chăn nuôi. Hạn chế sự xuất hiện của các loại động vật mang mầm bệnh như chuột, chim chóc.
Lời kết
Bệnh cầu trùng ở gà ở gà là căn bệnh lây lan rất nhanh và khó nhận biết các triệu chứng khi bệnh ở thể mãn tính và mang trùng. Trên đây là những kiến thức về bệnh cầu trùng trên gà được Tin Tức Động Vật chia sẽ kỹ càng. Hy vọng giúp bạn tích lũy thông tin cần thiết để phòng tránh và trị bệnh cầu trùng cho gà kịp thời.