Bệnh bại huyết trên vịt

Hiện nay, bệnh bại huyết trên vịt là bệnh không còn xa lạ ở các trang trại nuôi vịt gây thiệt hại kinh tế rất cao. Để kiểm soát bệnh bại huyết trên vịt một cách hiệu quả, Tin Tức Động Vật sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý cũng như phòng bệnh bại huyết.

Bệnh bại huyết trên vịt là gì ?

Bệnh bại huyết ở vịt còn được biết đến với tên gọi bệnh nhiễm trùng huyết vịt (RIEMERELLOSIS). Đây là tình trạng mà vi khuẩn xâm nhập vào huyết quản, gây ra rối loạn trong hệ thống đông máu, tuần hoàn, hô hấp và có thể dẫn đến viêm não mủ, suy gan, suy thận. Ngoài ra, có thể làm tổn thương các nội tạng khác dẫn đến cái chết nhanh chóng của vịt.

Bệnh bại huyết trên vịt
Bệnh bại huyết trên vịt

Mầm bệnh gây ra bệnh này là vi khuẩn Riemerella anatipestifer (RA), thuộc họ Flavobacteriaceae. Vi khuẩn này có thể tồn tại trong môi trường chuồng và nước từ 13 đến 27 ngày. RA có khoảng 21 serotype khác nhau và không có khả năng bảo hộ chéo. Một đàn vịt có thể bị nhiễm một hoặc nhiều serotype khác nhau khiến việc sử dụng vaccine trở nên không hiệu quả. Vì vậy, việc vệ sinh và sát trùng chuồng trại rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh. Các loại thuốc sát trùng như BIO-GUARD, BIOXIDE, BIODINE ®, BIOSEPT ® được khuyến nghị để tiêu diệt vi khuẩn này.

Ngoài vịt, các loài khác như ngan, gà tây, chim cút, thiên nga cũng có thể mắc bệnh này. Mọi lứa tuổi của vịt đều có thể mắc bệnh nhưng vịt con từ 1 đến 8 tuần tuổi là dễ bị nhiễm nhiều nhất. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày với tỷ lệ chết khoảng 75%.

Bệnh lây lan từ vịt bệnh sang vịt khỏe thông qua 3 cách: vi khuẩn xâm nhập qua hệ hô hấp, mầm bệnh có trong chất tiết của dịch mũi và lây qua đường tiêu hóa. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua từng vết trầy xước ở trên da, nhất là trên bàn chân.

Triệu chứng bệnh bại huyết trên vịt

Thường có một số con vịt bất ngờ chết đột ngột với tỷ lệ chết thông thường từ 5 – 10%. Tuy nhiên, có trường hợp tỷ lệ chết có thể tăng lên từ 50 – 100% khi giai đoạn mắc bệnh bại huyết kết hợp với các bệnh khác như viêm ruột, tụ huyết trùng, e coli bại huyết trên vịt

Các triệu chứng thường gặp ở vịt bị bệnh bại huyết bao gồm:

  • Phân tiêu chảy màu trắng, sau đó chuyển sang màu xanh xám.
  • Sốt cao, không ăn uống, suy nhược, mệt mỏi và khó di chuyển.
  • Chảy nước mắt và nước mũi, có thể xuất hiện hen khẹc nhẹ.
  • Tình trạng bại liệt, hai chân duỗi thẳng, di chuyển khó khăn và kéo lết chân sau.
  • Rối loạn trong việc di chuyển và vịt có thể bơi vòng tròn trên mặt nước.
  • Đầu run giật và nghiêng về phía sau, run giật khi bị kích thích.
  • Viêm và sưng khớp.

Bệnh tích

Màng tim bị viêm thường có dịch màu vàng, bao tim viêm có sợi tơ huyết và màng bao tim thường màu trắng đục, có dịch thẩm xuất màu vàng. Gan thường sưng to, bề mặt gan có thể xuất hiện huyết khối và tổn thương lấm tấm, đồng thời phủ một lớp màu trắng đục.

Bệnh bại huyết trên vịt
Bệnh bại huyết trên vịt

Túi khí viêm thường trở nên dày lên, đặc, chắc, dai và có màu hơi đục, đặc biệt là các túi khí gần phổi. Phổi thường bị sưng huyết và viêm xoang. Lách thường phình to, có dạng dài ra, mất màu hoặc có dạng mặt đá hoa.

Điều trị bệnh bại huyết trên vịt

Khi phát hiện gia cầm có dấu hiệu của bệnh bại huyết thì cần thực hiện các biện pháp điều trị ngay như sau:

  • Tiến hành vệ sinh và sát trùng chuồng nuôi, đồng thời cách ly các con vật mắc bệnh ra khỏi đàn để ngăn chặn sự lây lan.
  • Sử dụng các loại kháng sinh như ceptiofur hoặc lincomycin kết hợp với penicillin, gentamycin, ceptiofur, amoxicillin/clavulanic acid,streptomycin,… cùng thuốc kháng viêm và hạ sốt. Quá trình điều trị có thể thực hiện thông qua tiêm hoặc cho ăn liên tục trong 3-5 ngày.
  • Bổ sung các chất vitamin, khoáng chất và điện giải để giảm triệu chứng và tăng khả năng phục hồi của gia cầm sau khi bệnh đã được kiểm soát.

Phòng bệnh bại huyết trên vịt, ngan

Để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh bại huyết ở vịt, ngan và bà con thực hiện các bước phòng bệnh sau đây:

Vệ sinh phòng bệnh

Khu vực chăn nuôi: Hãy xây dựng hàng rào cách ly xung quanh khu vực chăn nuôi để ngăn chặn sự xâm nhập của người lạ và động vật từ môi trường bên ngoài. Mật độ nuôi cần phải phù hợp, đủ thông thoáng và luôn giữ nhiệt độ ổn định.

Vùng xung quanh chuồng: Sử dụng vôi bột để rắc quanh khu vực chuồng nuôi và lối đi với một lớp dày khoảng 1-2cm để tạo ra một “vành đai” nhằm ngăn chặn các nguyên nhân gây bệnh.

Sát trùng chuồng nuôi định kỳ: Sử dụng các chất sát trùng như Bencocid, BKA, Paccoma, Iodine… để phun sát trùng chuồng từ 2-3 lần mỗi tuần.

Quản lý môi trường nước: Đối với chăn nuôi vịt và ngan, môi trường nước đóng vai trò quan trọng không chỉ trong cung cấp nước uống mà còn giúp ao hồ, nơi vịt sống sạch sẽ. Cần thực hiện vệ sinh và xử lý môi trường nước bằng các chế phẩm sinh học để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh bại huyết trên vịt
Bệnh bại huyết trên vịt

Bổ sung dưỡng chất phòng bệnh

Để phòng tránh bệnh bại huyết của vịt, có thể sử dụng một số loại kháng sinh như colistin, ampicillin, gentamycin, amoxicillin trong khoảng từ 1 đến 10 ngày, đặc biệt khi thời tiết thay đổi hoặc độ ẩm không khí tăng cao. Kháng sinh có thể được trộn vào thức ăn hoặc cho uống liên tục trong 3 ngày.

Ngoài ra, việc tăng cường sức đề kháng cho đàn vịt và ngan cũng rất quan trọng. Cần bổ sung các chất như vitamin, khoáng chất, chất điện giải để tăng cường hệ miễn dịch. Việc tiêm vacxin bại huyết vịt cũng rất cần thiết để phòng bệnh này ở vịt, ngan và gia cầm.

Lời kết

Có thể kết luận rằng, bệnh bại huyết trên vịt, ngan là một bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ chết cao khi chúng mắc bệnh. Bạn nên lưu ý những dấu hiệu căn bệnh bại huyết trên vịt này và từ đó có cách xử lý đúng đắn và kịp thời. Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc phòng tránh và điều trị khi chúng có những dấu hiệu này.